Ảnh hưởng của một số nguồn thải đến chất lượng nước các bãi tắm ven bờ vịnh nha trang

Chất lượng nước các bãi tắm Nha Trang nói riêng và vùng ven bờ vịnh Nha Trang nói chung chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi vật chất từ sông Cái (Nha Trang) và nguồn nước thải từ các cống thải sinh hoạt thành phố (chƣa qua xử lí) đổ trực tiếp vào vịnh Nha Trang.

Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn nước thải sinh hoạt đến chất lượng môi trường nước tại các bãi tắm vào năm 2012 cho thấy, hàm lượng nitrate, phosphate, silicate, hydrocarbon, kim loại nặng Fe và mật độ coliform trong nước tại khu vực cửa sông Cái (vào pha triều thấp) thường có giá trị cao và luôn vượt giá trị giới hạn (GTGH) đối với nước biển ven bờ, trong đó đáng quan tâm nhất là mật độ coliform (với hệ số ô nhiễm cao nhất là 240). Hàm lượng của ammonia, BOD5, nitơ hữu cơ và photpho hữu cơ tại các cửa xả thải (Bãi Dƣơng, Hòn Chồng và Hà Ra) có giá trị cao, đặc biệt mật độ coliform vượt GTGH (đối với nước thải sinh hoạt) rất nhiều lần trong cả hai mùa (khô và mưa).
Việc xem xét thành phần nước thải tại các cửa xả thải (Bãi Dƣơng, Hòn Chồng và Hà Ra) cho thấy ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt từ các cửa xả này đối với chất lượng nước tại các bãi tắm là rất rõ ràng: chất lượng nước tại các trạm 2 (gần cửa xả Bãi Dƣơng, Hòn Chồng), trạm 3 (gần cửa xả cầu Hà Ra) suy giảm so với các trạm khác trong cùng thời điểm khảo sát.

Nha Trang là một thành phố biển nổi tiếng, một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Được thiên nhiên ƣu đãi, vịnh Nha Trang là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, bao gồm nhiều hệ sinh thái phong phú và đa dạng, đặc biệt có nhiều bãi tắm trãi dài tuyệt đẹp,… rất thích hợp cho việc xây dựng các điểm du lịch giải trí, các khu du lịch sinh thái biển.
Hai hệ thống sông chính đổ ra vịnh Nha Trang là sông Cái ở phía bắc và sông Quán Trường, sông Tắc (đổ ra cửa Bé) ở phía nam. Dọc theo vùng biển ven bờ vịnh Nha Trang là nơi tập trung nhiều khu dân cƣ đông đúc. Theo thống kê năm 2009 dân số Nha Trang có gần
400.000 ngàn dân, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay có khả năng đạt 600.000 dân vào năm 2020. Hiện nay, khi mà nước thải sinh hoạt chƣa được thu gom về các trạm xử lí nước

thải tập trung (được xây dựng trong khuôn khổ “Tiểu dự án thành phố Nha Trang – Dự án Vệ sinh Môi trường các thành phố Duyên hải (CCESP), do Ngân hàng Thế giới tài trợ) thì các nguồn nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp vào vùng biển ven bờ vịnh Nha Trang chủ yếu từ các hệ thống cống thải hiện hữu [1].
Theo Lê Thị Vinh và cộng sự [2], nước thải công nghiệp của một số cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cƣ, đặc biệt là khu vực Bình Tân có nồng độ vật lơ lửng (25,2-498 mg/l), BOD5 (3,2–376 mg/l), mật độ coliform (0–11×1017 MPN/100 ml) vượt xa các giá trị giới hạn (GTGH) đối với nước thải công nghiệp. Nước thải sinh hoạt, nhất là hệ thống các nhà hàng, khách sạn,
khu du lịch mà nước thải của chúng đổ vào các cống thải nằm ở khu vực phía nam thành phố, có nồng độ phosphate (80–29750 g/l), BOB5 (6,2–403 mg/l), vật lơ lửng (7,3–398 mg/l) và mật độ coliform (46×103–11×1011 MPN/100 ml) thường cao hơn GTGH được quy định đối với nước thải sinh hoạt [3].
Như vậy, cùng với vật chất từ sông Cái (Nha Trang) các nguồn nước thải của hoạt động công nghiệp và đặc biệt là nguồn nước thải sinh hoạt của cƣ dân thành phố có khả năng gây nên những tác động tiêu cực đối với chất lượng môi trường nước tại các bãi tắm nói riêng và vùng biển ven bờ vịnh Nha Trang nói chung.
Trước đây có một vài nghiên cứu về vấn đề môi trường nước biển ven bờ vịnh Nha Trang (Lê Lan Hƣơng, 1997, Phạm Văn Thơm và cộng sự, 1997; Lê Thị Vinh và cộng sự, 1999, 2005, 2007) và hiện nay có Chương trình quan trắc nước biển ven bờ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh hòa. Trong những năm gần đây, còn có các Chương trình giám sát khu bảo tồn biển Hòn Mun (2008 – 2011), suy thoái rạn san hô vịnh Nha Trang (2009 – 2010). Tuy nhiên, những nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập đến hiện trạng môi trường vùng biển ven bờ, cũng như sơ bộ xác định các nguồn nước thải và thành phần của chúng đổ ra vùng ven bờ vịnh Nha Trang.
Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguồn nước thải đến chất lượng nước các bãi tắm thuộc vùng ven bờ vịnh Nha Trang là cần thiết và có ý nghĩa khoa học cao. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực cũng như tìm ra phương thức quản lí hữu hiệu đối với chất lượng môi trường nước tại các bãi tắm ven bờ vịnh Nha Trang.

Chất lượng nước bãi tắm Nha Trang nói riêng và vùng ven bờ vịnh Nha Trang nói chung chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi vật chất từ sông Cái (Nha Trang) và các nguồn nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp vào vịnh Nha Trang (hệ thống cống thải sinh hoạt thành phố, các khách sạn lớn và các trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng …) [5, 6]. Trước năm 2006, khi giai đoạn 1 của “Tiểu dự án thành phố Nha Trang – Dự án Vệ sinh Môi trường các thành phố Duyên hải” chƣa triển khai, khu dân cƣ xóm Cồn và cửa xả Dã tượng là những điểm nóng gây ô nhiễm nghiêm trọng của thành phố Nha Trang: Khu dân cƣ xóm Cồn là một trong những điểm gây ô nhiễm nhất của thành phố Nha Trang. Đây là một khu dân cƣ hình thành từ rất lâu, nằm ven sông Cái, bao gồm chủ yếu những ngƣ dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản. Khu vực này tập trung dân cƣ đông đúc, song cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nhà cửa lụp xụp và san sát, trình độ dân trí thấp, hầu hết các hộ dân không có hố xí tự hoại, mọi chất thải sinh hoạt đều được thải thẳng xuống sông, làm cho khu vực sông này ô nhiễm nghiêm trọng. Đây cũng là một âu thuyền lớn của dân chài thành phố, mật độ tàu bè neo đậu ở đây rất lớn [6, 7]. Trong lúc đó cửa xả Dã Tượng phát sinh mùi hôi thối, tồn đọng rác rƣởi làm xấu cảnh quan môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe ngƣời dân trong khu vực lân cận [7].
Kết quả so sánh ở các Bảng 1 và 2 cho thấy, hầu hết các thông số môi trường khảo sát trong năm 2012 tại cửa sông Cái và cửa xả Dã tượng đều có giá trị thấp hơn so với năm 2006. Điều đó càng khẳng định hiệu quả Bướcđầu giai đoạn 1 của tiểu dự án. Thật vậy, từ sau khi giai đoạn 1 của tiểu dự án hoàn thành (2011), điều kiện vệ sinh môi trường và cảnh quan ở những nơi này cải thiện rất đáng kể, kè sông Cái hình thành, âu thuyền sông Cái di dời về khu vực cửa Bé – Bình Tân, cửa xả Dã Tượng được xây dựng mới, mùi hôi thối ở quanh khu vực này đã giảm hẳn

bang_thanh_vien

 

3.1. Ảnh hưởng của sông Cái (Nha Trang)

Lượng vật chất đổ ra từ con sông Cái (Nha Trang) cùng với vật chất từ các nguồn thải của thành phố chắc chắn có những ảnh hưởng nhất định đối với chất lượng nước bãi tắm Nha Trang. Kết quả phân tích (Bảng 3, 4) trong 4 lần thu mẫu trong năm 2012 tại trạm 3 (cầu Trần Phú) cho thấy: Ảnh hưởng của nước từ sông Cái đối với chất lượng nước vùng cửa sông làm gia tăng hàm lượng nitrate, phosphate, silicate, hydrocarbon, kim loại nặng Fe và mật độ coliform trong nước biển; đặc biệt là vào pha triều thấp, giá trị các thông số này thường xuyên vượt tiêu chuẩn cho phép (trong đó đáng quan tâm nhất là mật độ coliform đã vượt GTGH (với hệ số ô nhiễm cao nhất là 240).

Nguồn : công ty môi trường etc

Chat Zalo
0903.983.932