Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy dệt nhuộm

Nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm
Nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ thuật được sử dụng để dự báo tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần phát triển bền vững cho dự án. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động dựa trên 2 yếu tố chính: thông tin đầu vào của dự án và phương pháp dự báo. Việc xem xét, cân nhắc các yếu tố môi trường tự nhiên- xã hội của mỗi dự án là tác nghiệp đòi hỏi có tính kỹ thuật và chuyên môn đặc thù; Trong đó, khâu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có vai trò quan trọng, cần đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn trong vấn đề lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trung tâm Nghiên cứu, Dịch Vụ Công nghệ và Môi trường là đơn vị có trên 15 năm kinh nghiệm trong việc lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (khu dân cư, khách sạn, nhà hàng, các loại hình công nghiệp v.v…)

Hàng dệt may ở Việt Nam hiện nay đang đứng vị trí thứ 9 trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tiềm năng phát tiển ngành dệt may hiện nay là rất lớn, là cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Để thuận lợi hơn trong việc tiến hành thủ tục đầu tư cho các dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm, chủ đầu tư cần hiểu rõ các vấn đề pháp lý trong vấn đề môi trường khi thực hiện dự án như sau:
Trước khi xây dựng nhà máy dệt nhuộm chủ dự án cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
Căn cứ vào Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định Dự án xây dựng cơ sở dệt nhuộm phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có quy mô như sau:

  • Tất cả các dự án xây dựng cơ sở dệt nhuộm
  • Dự án xây dựng cơ sở dệt không nhuộm công suất từ 10.000.000 m2 vải/năm trở lên

Đối với dự án xây dựng cơ sở dệt không nhuộm công suất dưới 10.000.000 m2 vải/năm trở xuống chủ đầu tư cần lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án trước khi xây dựng dự án.
Sau khi hoàn thành hồ sơ ĐTM, Chủ đầu tư cần thực hiện các hồ sơ môi trường sau:

  • Lập sổ chủ nguồn thải
  • Đăng ký Giấy phép khai thác nước dưới đất (nếu sử dụng nước giếng khoan)
  • Giấy phép xả thải (nếu có hệ thống xử lý nước thải)
  • Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

1. Căn cứ pháp lý lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

2. Quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

  • Bước 1: Thu thập tài liệu, các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án.
  • Bước 2: Khảo sát điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, thủy văn,…) và xã hội tại khu vực thực hiện dự án.
  • Bước 3: Tổng hợp tài liệu, thông tin lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Bước 4: Tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
  • Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ, nộp báo cáo lên Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Bước 6: Bảo vệ báo cáo ĐTM trước hội đồng thẩm định do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì
  • Bước 7: Tiếp nhận sửa chữa, bổ sung theo biên bản họp hội đồng và ý kiến của hội đồng thẩm định ĐTM
  • Bước 8: Nộp hồ sơ đã chỉnh sửa bổ sung cho Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.

3. Thời gian thực hiện ĐTM: từ 30 – 60 ngày làm việc.

4. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định

Tùy theo quy mô và vị trí dự án khu dân cư, chung cư, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Sở Tài nguyên và Môi trường
  • Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế.

5. Giấy tờ chủ đầu tư cung cấp để thực hiện ĐTM:

  • Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất (nếu có).
  • Chủ trương cho phép thực hiện dự án/ Giấy thỏa thuận địa điểm xây dựng dự án khu dân cư, chung cư.
  • Quyết định phê duyệt 1/500 và hồ sơ xin phép đi kèm.
  • Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
  • Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải của dự án.

ETC đơn vị hàng đầu về tư vấn lập đánh giá tác động môi trường ĐTM về dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm. Hotline 0903 983 932

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0903.983.932