Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự phát triển nào cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Khi đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế xã hội thì nó cũng sẽ đem lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường trong quá trình hoạt động như ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu….

Việc thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường cho các dự án trước khi dự án đi vào hoạt động nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường của dự án. Tuy nhiên, việc thay đổi về luật môi trường trong thời gian hiện nay cũng khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thủ tục môi trường cần thiết khi thực hiện dự án. Do đó, có một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đi vào hoạt động nhưng chưa có giấy tờ về mặt môi trường như: báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường (trước năm 2014 là cam kết bảo vệ môi trường) cho dự án. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đi vào hoạt động mà chưa thực hiện các thủ tục môi trường như trên cần lập đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh của bạn đang cần lập đề án bảo vệ môi trường mà chưa hiểu phải bắt đầu như thế nào, thủ tục làm sao và chi phí bao nhiêu hãy liên hệ ngay với Trung tâm Nghiên cứu, Dịch Vụ Công nghệ và Môi trường để được hướng dẫn và tư vấn miễn phí thủ tục lập đề án bảo vệ môi trường và thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường với thời gian thực hiện nhanh nhất và chi phí tiết kiệm nhất..

Để thuận lợi hơn trong việc sản xuất, kinh doanh, chủ cơ sở cần hiểu rõ các vấn đề pháp lý trong vấn đề môi trường khi thực hiện dự án như sau:

  1. Quy mô đề án bảo vệ môi trường:
    • Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
    • Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
  2. Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường:
    • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CPnhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    • Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường
  3. Căn cứ pháp lý lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
    • Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
    • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
    • – Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
  4. Quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
    • Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, Khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH, hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
    • Bước 2: Thu mẫu nước thải, mẫu không khí khu vực sản xuất, khí thải tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên cơ sở.
    • Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
    • Bước 4: Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh đến các yếu tố kinh tế – xã hội, tài nguyên và môi trường.
    • Bước 5: Liệt kê và đánh giá hiệu quả của các giải pháp bảo vệ môi trường, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường đang được cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện
    • Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại và đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
    • Bước 7: Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
    • Bước 8: Lập đề án bảo vệ môi trường gửi cơ quan chức năng xen xét, phê duyệt
    • Bước 9: Dẫn đoàn kiểm tra thực tế của cơ quan chức năng xuống cơ sở khảo sát, xác nhận các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường.
    • Bước 10: Chỉnh sủa đề án bảo vệ môi trường theo ý kiến của đoàn kiểm tra.
    • Bước 11: Nhận quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của cơ quan chức năng.
  5. Thời gian thực hiện ĐTM: từ 30 – 60 ngày làm việc.
  6. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định
    • Tùy theo quy mô, công suất hoạt động sản xuất, kinh doanh mà cơ quan tiếp nhận thẩm định hồ sơ là:
      • Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
      • – Bộ Tài nguyên và Môi trường
      • Sở Tài nguyên và Môi trường
      • Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
      • Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản:
      • Phòng tài nguyên môi trường quận. huyện
  7. Giấy tờ chủ đầu tư cung cấp để thực hiện ĐTM:
    • Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
    • Thông tin về cơ sở sản xuất: quy mô sản xuất, công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu.
    • Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt.Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt.
    • Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải của dự án

Trung tâm Nghiên cứu, Dịch Vụ Công nghệ và Môi trường là đơn vị có trên 15 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục môi trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về các thủ tục lập đề án bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Dịch vụ lập báo cáo ĐTM – Đề án bảo vệ môi trường – Giấy phép môi trường – Báo cáo giám sát MT – Dịch vụ tư vấn, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhanh chóng, hiệu quả, giá cả hợp lý, tư vấn miễn phí tại Trung tâm Nghiên cứu, Dịch Vụ Công nghệ và Môi trường (ETC). Hotline 0903 983 93

Website : http://moitruongetc.com

Chat Zalo
0903.983.932