Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chất độc trong không khí

1/ Ứng dụng của Nito và Oxi lỏng:

Nito là gì là loại khí trơ không màu không mùi không độc hại không gây cháy nổ, có tính chất không phản ứng nên Nito được ứng dụng phổ biến rộng rãi trong đời sống hằng ngày đặc biệt trong ngành công nghiệp mũi nhọn. Ở nhiệt độ 196 thì Nito hóa lỏngNito là gì là loại khí trơ không màu không mùi không độc hại không gây cháy nổ, có tính chất không phản ứng nên Nito được ứng dụng phổ biến rộng rãi trong đời sống hằng ngày đặc biệt trong ngành công nghiệp mũi nhọn.

Ở nhiệt độ 196 thì Nito hóa lỏngTrong công nghiệp, đặc biệt là quá trình luyện thép, Nitơ lỏng được sử dụng để loại bọt khí xuất hiện trong thép. Trong y tế, Nitơ lỏng được sử dụng nhằm bảo quản, lưu trữ phôi, tế bào động vật. Ngoài ra, Nitơ lỏng còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Oxy ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, ôxy là chất khí không màu, không mùi và không vị. Oxy hóa lỏng ở nhiệt độ -1820C. Ôxy lỏng được sử dụng làm chất ôxy hóa trong tên lửa đẩy. Ôxy là chất duy trì sự hô hấp, vì thế việc cung cấp bổ sung ôxy được thấy rộng rãi trong y tế. Những người leo núi hoặc đi trên máy bay đôi khi cũng được cung cấp bổ sung ôxy.

II. Quy trình sản xuất Nito và Oxi lỏng:

Quá trình chưng cất chân không không khí thu được 2 sản phẩm chủ yếu là Nitơ lỏng và Oxy lỏng theo sơ đồ sau:

Trong không khí thường có tạp chất: bụi, hơi nước và CO2, khí C2H2… là những hợp chất có hại cần phải loại bỏ, nước và CO2 đóng băng tương đối cao làm tắc đường ống, có thể gây nổ hệ thống sản xuất. Do đó, cần có các biện pháp nhằm loại bỏ các tạp chất này. Đồng thời, xác định hàm lượng tạp chất nhằm thiết kế hoặc điều chỉnh hệ thống loại tạp chất cho phù hợp. Trong các khu công nghiệp nặng, lượng CO2 trong không khí thường cao hơn nhiều mức CO2 bình thường trong không khí và lượng CO2 biến đổi liên tục tùy theo việc hoạt động của các nhà máy thải khí CO2. Do đó, cần thiết phải xác định được lượng CO2 trong không khí trước khi đưa vào hệ thống sản xuất.

III. Phương pháp xác định CO2 trong không khí:

Hiện này các nhà máy sản xuất khí hóa lỏng có thể sử dụng các máy đo nhanh CO¬2 để kiểm soát nhanh lượng CO2 đi vào hệ thống. Tuy nhiên, các máy đo nhanh thường có sai số lớn và cần thiết phải hiệu chuẩn định kỳ để đảm bảo tính chính xác. Để có thể xác định lượng CO2 trong không khí với độ chính xác cao hơn, ta có thể sử dụng phương pháp hóa phân tích để xác định lượng CO2 từng thời điểm và lượng CO2 bình quân trong không khí. Một trong số đó là phương pháp hấp thụ CO2 bằng Bari saccharat (theo TQKT Bộ Y tế 2015).

1/ Nguyên lý

Nguyên lý Cacbon dioxit hấp thụ vào dung dịch bari saccharat, sau đó chuẩn độ lại lượng thừa của dung dịch hấp thụ bằng dung dịch hấp thụ bằng axit oxalic. Từ đó tính ra nồng độ cacbon dioxit trong không khí

2/ Phương pháp xác định
a) Loại mẫu: Không khí
b) Thiết bị, dụng cụ:
– Máy hút không khí
– Lưu lượng kế: 0 – 2,5 lít/phút (chia vạch)
– Ống hấp thụ kiểu Gelman
– Buret 25ml
– Pipet 5,10 và 20 ml
– Bình nón 100ml- 250ml
– Cân phân tích (d= 0,1mg)
c) Hoá chất, thuốc thử:
– Bari hyđroxit Ba(OH)2.H2O
– Axit oxalic
– Saccharose
– Phenolphthalein
– Cồn etylic 90o
Chuẩn bị dung dịch thử
+ Dung dịch phenol phthalein 1%.
Cân 0,1 g phenolphthlein pha vào 100ml cồn etylic 90o
+ Dung dịch axit oxalic
Cân 5,632g axit oxalic (H2C2O4) pha vào trong 1 lít nước cất.
1ml tương đương với 1ml cacbon dioxit khí.
+ Dung dịch Bari saccharat (dung dịch hấp thụ)
Nghiền 10g bari hyđroxit, 20g saccharose để tạo ra một hỗn hợp bột đồng thể, thêm vào một phần nước cất đun ấm (40oC). Pha loãng ra 1 lít và lọc. Trước khi dùng, chuẩn độ lại bằng dung dịch axit oxalic.

d) Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu:
– Lấy mẫu:
Lấy 2 ống hấp thụ, mỗi ống chứa 10ml dung dịch bari saccharat (đã chuẩn) và thêm 2 giọt phenolphtalein. Lắp nối tiếp. Hút không khí qua với tốc độ 0,1lít/phút. Lấy từ 1-2 lít không khí. Ngừng lấy nếu thấy màu dung dịch phai đi, ghi lại thể tích không khí đã lấy.
Ở hầm lò, giếng sâu, cho phép ống cao su nối với ống hấp thụ và lấy mẫu ngay tại miệng lò.
– Bảo quản:
Lượng dung dịch đã cho không khí qua, chứa trong hai ống hấp thụ, cho vào bình nón cẩn thận, tráng ống hấp thụ bằng nước cất rồi đổ vào bình nón. Đậy bình nón lại.
Bảo quản bình nón đựng mẫu không bị va đập, tránh đổ vỡ. Nếu chưa phân tích ngay được thì nên bảo quản mẫu trong tủ mát.
– Vận chuyển mẫu:
Vận chuyển mẫu bằng các phương tiện phù hợp, mẫu phải được đặt trong các thùng cứng bằng chất dẻo hoặc kim loại được chèn lót cẩn thận, tránh đổ vỡ.
e) Các bước tiến hành
– Phân tích mẫu thử:
Lấy các bình nón đựng mẫu ra. Dùng nước cất kéo hết dung dịch mẫu bámở cổ bên trong bình nón và nắp bình nón xuống đáy bình. Chuẩn độ bằng axit oxalic đến hết màu.

Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ Môi trường đã tiến hành đo đạc lượng CO2 trong không khí phục vụ sản xuất cho một số nhà máy sản xuất khí hóa lỏng công nghiệp. Kết quả đo đạc cho thấy tại một số thời điểm lượng CO2 vượt mức cho phép của hệ thống xử lý CO2 đầu vào (900 mg/m3). Do đó, nhà máy cần cải tiến, nâng khả năng xử lý CO2 của hệ thống xử lý CO2 đầu vào.

Xem thêm : dịch vụ tư vấn môi trường

Chat Zalo
0903.983.932