Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa theo công nghệ của các nước tiên tiến nhất – chi phí xây dựng cũng như thiết kế sẽ do công ty môi trường etc việt nam chuyên nghiệp tư vấn cho các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng trạm xử lý nước thải chế biến sữa. Hotline tư vấn miễn phí : 0903.983.932
1. Giới thiệu về nước thải chế biến sữa
Trong những năm gần đây, các mặt hàng sữa đang phát triển mạnh mẽ với nhiều công ty nhà máy được xây dựng ở hầu hết khắp các tỉnh thành trên nước Việt Nam. Các sản phẩm sữa được bày bán ở khắp nơi với nhiều nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác, mẫu mã sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngành sản xuất sữa càng phát triển thì lượng nước thải thải ra ngoài môi trường cũng ngày một nhiều làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, tới sức khỏe con người và hệ sinh thái. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải là một việc làm rất cần thiết để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường mà ngành sản xuất sữa gây ra.
2. Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến sữa
Nước thải sản xuất sữa thường phát sinh trong quá trình sản xuất sữa tươi, từ các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất hay các mặt hàng sữa đã quá thời gian sử dụng.
Nước thải sản xuất sữa phát sinh trong quá trình vệ sinh thiết bị nhà xưởng, thiết bị sản xuất, trong quá trình sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy.
3. Thành phần các chất ô nhiễm
Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải ngành sữa là BOD, COD ngoài ra hàm lượng chất béo, SS. Ngoài ra, trong nước thải sản xuất sữa còn chứa hàm lượng nito và photpho.
Thành phần trong nước thải chế biến sữa chứa hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao, hàm lượng COD, COD lớn
Chỉ tiêu ô nhiễm Đơn vị Giá trị
pH 6
BOD mg/l 1200
COD mg/l 2100
TSS mg/l 800
NH3 mg/l 35
TN mg/l 60
TP mg/l 30
Dầu mỡ mg/l 100
4. Công nghệ xử lý nước thải chế biến sữa
Nước thải -> song chắn rác -> hố thu -> bể tách dầu mỡ -> bể điều hòa -> bể đông keo tụ -> bể lắng 1 -> AAO -> lắng 2 -> lọc -> khử trùng.
Thuyết minh công nghệ
Nước thải từ nhà máy được thu gom qua hệ thống đi qua song chắn rác để đưa vào hố thu. Từ hố thu nước được bơm sang bể tách dầu mỡ để loại bỏ lớp dầu mỡ ra khỏi nước thải và đảm bảo sự hoạt động ổn định của bể sinh học. Lớp dầu mỡ trên mặt được tách ra khỏi nước thải và đưa đi xử lý riêng, nước thải được đưa sang bể điều hòa, tại đây bể có cấp hệ thống sục khí đảm bảo điêu hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải và tránh bị hiện tượng xuất hiện vùng chết trong bể. nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể đông keo tụ, tại đây các hóa chất được cấp vào như phèn sắt, phèn nhôm và polimer để tạo bông cặn lớn làm tăng hiệu quả lắng. Nước thải được cho tự chảy sang bể lắng. phần bùn cặn được thu gom và đưa đi xử lý, phần nước được cho sang bể AAO. Ban đầu nước được đưa tới ngăn xử lý kỵ khí, tại ngăn này BOD và P được xử lý, tiếp theo được chuyển sang ngăn hiếu khí, tại đây nito trong nước thải được xử lý nhờ vi sinh vật thiếu khí hoạt động. Ngăn cuối là ngăn hiếu khí, nước thải 1 phần cho tuần hoàn lại ngăn kỵ khí, phàn thì chuyển sang ngăn hiếu khí để xử lý COD. Hỗn hợp nước thải và cặn bẩn sẽ được cho tự chảy sang bể lắng 2, phần bùn được đưa đi xử lý, phần nước trong được cho chảy qua hệ thống lọc áp lực nhờ các vật liệu lọc để loại bỏ hoàn toàn các cặn bẩn còn xót lại. Phần nước được đưa sang bể khử trùng nhờ Clo. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng nước theo QCVN 40:2011 BTNMT.
Công ty môi trường etc việt nam là đơn vị xử lý nước thải chế biến sữa số 1 tại việt nam