BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành môi trường hiện nay, hầu hết tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều biết đến rằng khi thành lập doanh nghiệp, cơ sở bắt buộc phải làm các Hồ sơ môi trường như Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay Kế hoạch bảo vệ môi trường (đối với dự án chưa đi vào hoạt động) và Đề án báo vệ môi trường (đối với dự án đã đi vào hoạt động trước đó). NHƯNG, ít có ai biết rằng, sau khi Báo cáo/Kế hoạch/Đề án đã được phê duyệt, và các công trình xử lý môi trường của cơ sở đã hoàn thành, thì Chủ đầu tư cần phải làm thêm Hồ sơ môi trường gọi là Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động.

Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường (hay còn gọi tắt là Báo cáo hoàn thành công trình) là Hồ sơ môi trường bắt buộc đối với tất cả các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công trình xử lý chất thải (nước thải, không khí, chất thải rắn, chất thải y tế và CTNH,…). Việc cố tình bỏ qua hoặc không biết đến Báo cáo này sẽ gây rắc rối cho Chủ đầu tư khi có Cơ quan thẩm quyền kiểm tra, giám sát.

Vậy Báo cáo này có ý nghĩ gì, nó quan trọng như thế nào? Sau đây, Trung tâm môi trường ETC sẽ làm rõ tất cả các vấn đề xoay quanh Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường này.

 

  1. Tại sao cần làm Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường (Báo cáo Hoàn thành công trình) ?
  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình là căn cứ chứng minh dự án đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, quá trình hoạt động của dự án không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
  • Cũng là Hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền quản lý, đánh giá hiệu quả các công trình bảo vệ môi trường của dự án
  • Là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động của nhà máy, cở sản xuất, dịch vụ,…
  • Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo bảo vệ môi trường
  1. Căn cứ pháp lý thực hiện Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường ?
  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
  • Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
  1. Các đối tượng phải lập Báo cáo hoàn thành công trình ?

Căn cứ theo Phụ lục II Mục I Nghị định 40/2019/NĐ-CP, cột 4 Quy định các đối tượng phải lập hồ sơ kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, chi tiết như sau:

  • Tất cả: tất cả các dự án thuộc mục này phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT
  • Tất cả (trừ trường hợp không có trạm, nhà máy xử lý nước thải): tất cả các dự án thuộc mục này phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT. Trừ các dự án không có trạm, nhà máy xử lý nước thải thì không cần vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT, nhưng phải làm công văn thông báo kết quả hoàn thành công trình BVMT cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi đưa dự án vào vận hành.
  • Thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: tất cả các đối tượng thuộc mục này đều bắt buộc phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT
  • Không: các dự án thuộc mục này không phải làm báo cáo hoàn thành công trình. Trường hợp các dự án có công trình xử lý chất thải thì vẫn phải vận hành thử nghiệm và gửi thông báo kết quả hoàn thành công trình BVMT cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi đưa dự án vào vận hành

Ngoài ra, theo khoản 6 điều 17 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định “Trường hợp công trình BVMT có sự thay đổi thì phải lập lại hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT” tức là mọi trường hợp thay đổi công trình BVMT đã được xác nhận hoàn thành, Chủ dự án phải lập lại hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT.

  1. Trình tự, thủ tục, thời gian kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án ?

Theo khoản 10, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định: Trình tự, thủ tục,

thời gian kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án

như sau:

  • Việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường do cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện bằng hình thức kiểm tra thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường là 15 ngày làm việc, không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn thiện hồ sơ và thời gian phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu tổ hợp trong trường hợp cần thiết);
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường do chủ dự án gửi đến, cơ quan được giao kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường xem xét hồ sơ, đánh giá điều kiện để kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định và tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. (Trường hợp chưa đủ điều kiện kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thì có văn bản trả lời chủ dự án và nêu rõ lý do).
  • Sau khi kết thúc kiểm tra và các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng

yêu cầu theo quy định, cơ quan kiểm tra, xác nhận cấp giấy xác nhận hoàn

thành công trình bảo vệ môi trường theo Mẫu số 14 Phụ lục VI Mục I, Nghị

định 40/2019/NĐ-CP. (Trường hợp chưa đủ điều kiện xác nhận, phải trả lời chủ dự án bằng một văn bản kèm theo tất cả các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện công trình bảo vệ môi trường và các yêu cầu bảo vệ môi trường khác).

  • Chủ dự án phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày trong trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
  • Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 03 đến 06 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.
  • Lưu ý:

Đối với các dự án KHÔNG thuộc đối tượng phải lập hồ sơ xin cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, thì Chủ dự án phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải, bảo đảm các nguồn chất thải trước khi thải ra môi trường phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và lập công văn thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành.

  1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ?

Cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch/đề án bảo vệ môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền.

  1. Nội dung kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án?

Theo khoản 10, Điều 1, NĐ 40/2019/NĐ-CP quy định: Nội dung kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án bao gồm:

  • Đối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình; hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng để xử lý nước thải; hệ thống quan trắc tự động, liên tục (nếu có); quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý;
  • Đối với hệ thống xử lý bụi, khí thải: Các công trình, thiết bị đã được xây lắp; quy mô, công suất, quy trình vận hành của từng công trình, thiết bị; hóa chất, các chất xúc tác sử dụng để xử lý bụi, khí thải; hệ thống quan trắc tự động, liên tục (nếu có); quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý;
  • Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường và rác sinh hoạt: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất và quy trình vận hành của công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình đó; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
  • Đối với công trình xử lý, lưu giữ chất thải nguy hại: Các công trình đã được xây lắp; quy mô, công suất và quy trình vận hành đối với công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình đó; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
  • Đối với công trình bảo vệ môi trường khác: Các công trình đã được xây dựng; quy mô, công suất và quy trình vận hành đối với công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
  • Đối với công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: Các công trình đã được xây dựng; quy mô, công suất và quy trình vận hành của công trình đó; các thông số kỹ thuật cơ bản; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.
  • Chương trình quan trắc và giám sát môi trường khi dự án vận hành.
  1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT ?

Theo khoản 10, Điều 1, NĐ 40/2019/NĐ-CP quy định: Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường được chủ dự án gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, gồm:

  • 01 văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án (Mẫu số 12, Phụ lục VI, Mục I, Nghị định 40/2019/NĐ- CP)
  • 07 bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, kèm theo kết quả quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm và hồ sơ hoàn công các công trình bảo vệ môi trường đã được hoàn thành (Mẫu số 13, Phụ lục VI, Mục I, Nghị định 40/2019/NĐ-CP) Trường hợp dự án nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, chủ dự án phải gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm để phục vụ công tác kiểm tra;
  • 01 bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
  • 01 văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án.
  1. Quy định xử phạt?

Theo Điều 9, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
  • Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định
  1. Các bước tư vấn lập báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường:
  • Bước 1: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
  • Bước 2: Đo đạc, phân tích mẫu vận hành các công trình bảo vệ môi trường
  • Bước 3: Viết báo cáo, lập hồ sơ xin xác nhận hoàn thành ĐTM
  • Bước 4: Chủ dự án kiểm tra, ký hồ sơ
  • Bước 5: Nộp hồ sơ xin xác nhận hoàn thành ĐTM tại cơ quan chức năng (đơn vị đã phê duyệt ĐTM)
  • Bước 6: Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và tổ chức lấy mẫu kiểm chứng nếu cần
  • Bước 7: Chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ
  • Bước 8: Chủ dự án ký hồ sơ
  • Bước 9: Nộp hồ sơ đã chỉnh sửa, bổ sung
  • Bước 10: Nhận quyết định

Sau khi tham khảo bài viết trên, chắc hẳn Quý vị đã hiểu khái quát về việc lập Báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Như Quý vị đã thấy, Báo cáo hoàn thành công trình BVMT có nội dung rất chi tiết và đặc thù về các công trình xử lý chất thải, trình tự thực hiện và các giấy tờ cần thiết khá nhiều và nếu Chủ đầu tư không am hiểu rõ về các quy định pháp lý về môi trường thì khó mà nắm bắt được để thực hiện cho đúng và đầy đủ Báo cáo này.

Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường (ETC) có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường nói chung và trong việc thực hiện Báo cáo hoàn thành công trình BVMT nói riêng, luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về các vấn đề xoay quanh việc lập Báo cáo hoàn thành công trình BVMT. Với kinh nghiệm 20 năm cũng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam đoan sẽ tư vấn rõ ràng, đầy đủ và hỗ trợ Quý khách hàng hoàn thành công tác lập Báo cáo hoàn thành công trình BVMT tư những thủ tục đầu tiên đến khi nhận được giấy xác nhận hoàn thành của cơ quan chức năng.

Để được tư vấn chi tiết và báo giá ngay hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0916.014.343 hoặc (028)39162814  hoặc Email:yennhi.etc@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0903.983.932